Tại sao có câu nói “văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội”?

Từ sau hội nghị trung ương 10 diễn ra vào năm 2004 chúng ta thường xuyên được nghe về luận điểm chỉ ra những điều kiện cần thiết để phát triển đất nước theo hướng toàn diện và bền vững. Trong đó có câu nói “văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội”. Vậy làm sao để hiểu câu nói này cho đúng?

Làm rõ câu nói “văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội”

Xã hội tồn tại sẽ đều dựa trên hai nền tảng chính là nền tảng vật chất và nền tảng văn hoá. Hai nền tảng này sẽ hòa quyện và bổ sung cho nhau, góp phần thúc đẩy và phát triển xã hội.

Tại đề cương văn hoá năm 1943 có ghi “ Văn hoá có mối quan hệ với chính trị và kinh tế. Quan hệ giữa văn hoá, kinh tế và chính trị ở chỗ, nền tảng kinh tế và chế độ kinh tế dựa trên nền tảng ấy để quyết định toàn bộ văn hoá của xã hội. Lấy văn hoá làm nền tảng cho sức mạnh dân tộc chính là truyền thống quý báu của Việt Nam. Nó không giống với truyền thống thống truyền thống dựa vào vũ lực mà nó phù hợp với quan điểm hiện đại của thế giới.”

văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội (6)
văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội

Bước sang thế kỷ XXI, thế giới đang chuyển dần sang con đường lấy văn hoá làm động lực then chốt để phát triển xã hội. Thời Hy Lạp phương tây đã chuyển từ giai đoạn lấy chính trị làm then chốt, thời trung cổ La Mã lấy tôn giáo làm then chốt, sang giai đoạn lấy kinh tế làm then chốt từ thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XX.

Giờ đây, trong giai đoạn từ thế kỷ XXI, thế giới sẽ chuyển sang giai đoạn lấy “văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội” Trước đây, mỗi khi nói đến nền tảng của xã hội, người ta thường chú ý đến cơ sở vật chất, hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ sở kinh tế như vốn,..

Tuy nhiên, ngày nay quan điểm này đã bị đẩy lùi và thay vào đó là quan điểm toàn diện, vừa coi trọng nền tảng vật chất lại vừa coi trọng nền tảng tinh thần của xã hội. Theo đó, phát triển “văn hoá” cần được liên kết chặt chẽ với phát triển “kinh tế”.

Văn hoá vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển kinh tế – xã hội

Chúng ta có thể khẳng định rằng văn hoá chính là mục tiêu phát triển của xã hội. Trong quá trình tìm kiếm, thực hiện và hướng đến mục tiêu văn hoá, con người đã tìm cách để tạo ra một xã hội có đủ điều kiện để con người có thể tự do phát triển sức mạnh bản chất của mình và phát huy sức mạnh ấy. Bởi sự phát triển của chính mình là mục tiêu cao cả của nhân loại.

văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội (2)
Văn hoá là động lực phát triển kinh tế – xã hội

Thế giới đang bàn luận rất nhiều về các lý thuyết phát triển, trong đó quan niệm “coi mục tiêu phát triển là nâng cao chất lượng cuộc sống của con người với sự hài hoà giữa đời sống tinh thần và đời sống vật chất, giữa mức sống cao cùng lối sống đẹp, không chỉ cho một số ít người mà cho toàn xã hội, không chỉ cho hôm nay mà còn cả ngày mai” đang chiếm được ưu thế.

Để đạt được mục tiêu đó, nhất định càn có sự phát triển về kinh tế, về cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ. Tuy nhiên, chỉ vậy cũng vẫn chưa đủ. Chúng ta không nên hiểu xây dựng kinh tế chỉ là sự tăng trưởng đơn thuần và tăng trưởng bằng bất kỳ giá nào, thậm chí dù có phải hy sinh văn hoá cũng như hy sinh phẩm giá của con người.

Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, nếu một xã hội mà con người chỉ chăm lo đến các nhu cầu vật chất mà không quan tâm đến các giá trị tinh thần thì đó sẽ là một xã hội bất an và chứa đựng nhiều nguy cơ đổ vỡ.

Bên cạnh đó, ngày nay một số học giả tiến bộ phương Tây cũng đã nhận thức rằng “ Những tiến bộ về kinh tế làm tăng mức sống nhưng đôi khi lại làm rối loạn cuộc sống của con người cũng như môi trường.

Tăng trưởng kinh tế góp phần làm cho cuộc sống vật chất trở nên dễ dàng hơn. Nhưng đôi khi nó lại là nguyên nhân của những rối loạn xã hội. Trong những trường hợp như vậy, có tăng trưởng nhưng không có phát triển, ngược lại còn là phản phát triển”

văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội (3)
Văn hoá là yếu tố quan trọng trong xã hội

Phát triển chính là xu hướng có tính quy luật, thể hiện sự vận động tất yếu của xã hội loài người. Một xã hội phát triển mang tính chất văn hoá phải ngày càng tạo điều kiện tốt hơn cho con người được sống trong hòa bình, văn minh và tự do.

Lịch sử đã chứng minh rằng, con đường đế với xã hội văn hoá cao đó là con đường vô cùng quanh co và khúc khuỷu. Chính trong quá trình con người đấu tranh, vượt qua những khó khăn, trở ngại để nâng cao đời sống vật chất cũng là thể hiện các giá trị văn hoá.

Có thể thấy, cách thức để đạt tới các giá trị kinh tế ra sao, việc tổ chức hoạt động kinh tế thế nào, phục vụ cho lợi ích cộng đồng hay cá nhân, thoả mãn nhu cầu trước mắt hay lâu dài…đều thể hiện trình độ văn hoá của nền tảng sản xuất, nền kinh tế. Đồng thời thúc đẩy con người phát triển kinh tế, thúc đẩy xã hội tiến lên theo các tiêu chí văn hoá cao.

Như vậy, để có một sự tăng trưởng phát triển lành mạnh của kinh tế, chúng ta cần phải có một hệ điều tiết. Trong đó, có điều tiết bằng văn hoá. Hay nói cách khác, văn hóa phải trở thành mục tiêu, động lực của sự phát triển kinh tế. Đồng thời, bản thân sự tăng trưởng và phát triển kinh tế cần phải đưa đến hiệu quả xã hội cao.

văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội (4)
Văn hoá là mục tiêu, động lực của phát triển kinh tế

Phát triển văn hoá bao trùm mọi lĩnh vực trong đời sống

Tại sao có câu nói “văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội”. Khi đề cập đến văn hoá với tư cách là một lĩnh vực bao quát đời sống tinh thần xã hội nói chung. Đảng tập trung vào những lĩnh vực chủ yếu như: đạo đức, tư tưởng, lối sống, phong tục tập quán, thông tin đại chúng, văn học nghệ thuật,…Trong các mặt đó, đạo đức, tư tưởng, lối sống được coi là những lĩnh vực quan trọng nhất.

Trong nghị quyết hội nghị trung ương 5 khoá VIII có nhấn mạnh rằng “ Tư tưởng, lối sống và đạo đức chính là những lĩnh vực then chốt của văn hoá. Với các quan điểm này, đảng ta khẳng định: “ các nhân tố văn hoá phải được gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phương diện chính trị, xã hội, kinh tế, luật pháp kỷ cương”.

Đồng thời nhấn mạnh “sự nghiệp văn hóa không tiến hành riêng rẽ mà thống nhất và hoà quyện với kinh tế, xã hội, đối ngoại, quân sự, an ninh, mọi gia đình, các môi trường tự nhiên và xã hội”

văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội (5)
Văn hoá bao trùm mọi lĩnh vực trong đời sống

Làm cho văn hoá trở thành yếu tố làm nên đời sống và mọi hoạt động trong xã hội, mọi lĩnh vực sinh hoạt và mối quan hệ giữa người với người. Để cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, phải chủ động khai thác các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hoá của toàn nhân loại.

Xây dựng đời sống văn hoá là quá trình có tính tự giác cao, điều này phụ thuộc vào nhận thức, tư tưởng của chủ thể xã hội. Bao gồm nhà nước, cơ quan quản lý, cộng đồng xã hội gắn kết với nhau. Đời sống văn hoá không thể tự định hướng tư tưởng, bởi nó phát triển một cách tự nhiên. Nhưng tư tưởng lại là một thuộc tính của con người với thế giới quan, nhân sinh quan.

Có thể thấy, việc định hướng tư tưởng là điều hết sức cần thiết khi lựa chọn, nêu cao những tư tưởng tốt đẹp và đúng đắn. Góp phần làm cho nó trở nên phổ biến trong xã hội và có vai trò chi phối rộng lớn.

Kết luận

Thông qua bài viết này chúng ta có thể thấy, văn hoá có sức lan tỏa rộng rãi vào đời sống tinh thần xã hội của từng cá nhân và cả cộng đồng. Bởi vậy mà mới có câu “văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội”. Đây là một quan điểm rất đúng đắn mà mỗi chúng ta luôn phải coi trọng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *